Bảo hộ lao động là gì? Quy định về bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là gì?
Bảo hộ lao động là bảo đảm, cải thiện an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc dựa trên cách xác định nghĩa vụ, quyền và quan hệ lẫn nhau về bảo hộ lao động giữa người thuê lao động, người lao động và người được người lao động ủy quyền làm đại diện.
Bảo hộ lao động có ý nghĩa quá rộng và khó phân biệt với nhiều vấn đề khác của luật lao động, có chức năng chung là bảo vệ người lao động và khi đó tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động… đều thuộc phạm trù “bảo hộ lao động”.
Mục đích của công tác Bảo hộ lao động
– Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.
– Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
– Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động.
Quy định về bảo hộ lao động
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ.
Người lao động có quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn. Để đảm bảo cho điều đó cũng như tăng cường năng lực quản lí hiệu quả của Nhà nước về bảo hộ lao động, nâng cao trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động… nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện rõ rệt từng bước điều kiện lao động. Căn cứ vào Pháp lệnh của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 58 và Điều 100 quy định về công tác bảo hộ lao động.
Những quy định chung về nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động
– Người sử dụng lao động mà cụ thể là mọi cá nhân, tổ chức sử dụng lao động, kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng lao động hoặc lao động trên lãnh thổ nước Việt Nam và mọi người lao động đều phải có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ trong việc thực hiện bảo hộ lao động thao quy định của Pháp lệnh này.
– Được đảm bảo làm việc trong điều kiện vệ sinh phù hợp, an toàn là quyền lợi của người lao động mà Nhà nước có trách nhiệm chăm lo phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Cạnh đó, phải có sự phối hợp, chăm lo giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội để quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn của người lao động được đảm bảo.
– Được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh là quyền lợi của mọi người lao động và thực hiện những quy định về vệ sinh lao động, an toàn lao động cũng đồng thời là nghĩa vụ của mọi người lao động.
– Đảm bảo điều kiện làm việc vệ sinh, an toàn và cải thiện không ngừng để người lao động được làm việc trong điều kiện tốt nhất là nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
– Bảo hộ lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc cũng như tiêu chuẩn an toàn lao động liên quan đến nhiệm vụ của mình thì mọi người lao động và người sử dụng lao động phải có bổ phận hiểu biết rõ ràng.
– Những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng sau đây là tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Hội đồng bộ trưởng hoặc các cơ quan pháp quyền được Hội đồng bộ trưởng ủy quyền sẽ ban hành áp dụng cho nhiều ngành trong phạm vi cả nước về tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Cơ quan Nhà nước quản lý ngành sẽ ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động, an toàn lao động áp dụng riêng cho ngành trực thuộc đó nhưng đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn do Hội đồng bộ trưởng ban hành về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
– Nhà nước khuyến khích bằng các biện pháp thỏa đáng, chính sách thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học – kỹ thuật bảo hộ lao động, việc kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các trang thiết bị, dụng cụ phương tiện bảo vệ người lao động.